vi Tiếng Việt

Nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa và cách phòng trừ

  • Home
  • Blog
  • Nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa và cách phòng trừ
Nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa
10Th6

Nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa và cách phòng trừ

Trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa (cháy bìa lá) thường xuất hiện trên lúa ở vụ Hè Thu – Mùa. Khi mắc bệnh thì lúa không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt. Dẫn đến những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép hạt rất cao, làm giảm năng suất rất lớn. Thậm chí có thể mất mùa hoặc giảm trên 50-70% năng suất. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa và cách phòng bệnh bạc lá ở lúa như thế nào? Cùng Máy bay nông nghiệp Bani Global tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh bạc lá lúa là gì?

Bệnh bạc lá lúa còn gọi là bệnh cháy bìa lá lúa ( tiếng Anh: Bacterial leaf blight disease) là một bệnh gây hại trên lúa. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây ra. Bệnh bạc lá vi khuẩn này thường có màu vàng đến màu trắng; đầu tiên sẽ xuất hiện những vết bệnh rìa lá, ở đầu lá hoặc 2 mép lá; sau đó lan dần vào phiến lá; kể cả ở tận bẹ lá. Những vết bệnh này sẽ lan rộng theo đường lượn sóng hoặc thẳng. Từ đó, các mô bệnh xanh tái, vàng lục cuối cùng là cháy khô có màu nâu xám. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lá lúa là từ đâu?

Bệnh bạc lá lúa là gì?
Bệnh bạc lá lúa là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh lá lúa

Sau đây là 6 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bạc lá lúa:

  • Thường xuất hiện ở thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Đây là điều kiện cho bệnh bạc lá lúa phát triể thuận lợi và nhanh chóng.
  • Sử dụng các giống dễ gây ra bệnh bạc lá lúa trên lúa ( như một số giống tạp giao và BT7).
  • Do bón thừa nhiều đạm, bón không đúng thời điểm như bón muộn, bón lai rai, không cân đối giữa đạm – lân – kali, những ruộng trũng hẩu dồn đạm cuối vụ.
  • Do biện pháp thâm canh gieo cấy, sạ, phun thuốc, bón phân không đúng kỹ thuật.
  • Không xử lý triệt để các tàn dư bệnh hại ở vụ mùa trước.
  • Nguồn gây bệnh bạc lá ở lúa tồn tại chủ yếu trên một số cỏ dại họ hoà thảo (cỏ dại là ký chủ phụ của vi khuẩn gây bệnh); tàn dư rơm rạ của cây bệnh; lúa chét; cỏ môi; cỏ lồng vực; cỏ gừng bò….
Nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa
Nguyên nhân gây ra bệnh bạc lá lúa

>> Xem thêm: Diệt trừ các loại cỏ dại thường gặp ở lúa nhanh chóng, hiệu quả

Triệu chứng bệnh bạc lá trên lúa

Để xác định đúng bệnh, trước tiên nhà nông phải nắm rõ các triệu chứng gây bệnh bạc lá hại lúa như thế nào. Bệnh bạc lá lúa gây ra 3 dạng triệu chứng chính trên lá: dạng cháy bìa lá; dạng héo xanh; dạng vàng lá.

1. Dạng cháy bìa lá lúa

Bệnh bạc lá hại lúa thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ hoặc có thể xảy ra ở giai đoạn mạ. Trên mạ, bìa của các lá già bên dưới có những đốm úng nước nhỏ; đốm lớn dần ra làm lá trở nên vàng và khô héo. Trên phiến lá, vết bệnh thường bắt đầu ở cách chóp lá một khoảng. Từ đó, tạo các sọc dài úng nước ở một hay hai bên bìa lá. Theo dõi vài ngày sau, vùng bệnh biến sang màu vàng, bìa gợn sóng. Biểu hiện của triệu chứng bệnh còn tùy theo tính nhiễm của giống. Vết bệnh có thể lan khắp phiến lá làm lá bị khô đi. Dẫn đến, hạt cũng có thể bị nhiễm bệnh; vỏ hạt có đốm bị biến màu; đốm có màu xám trắng hay trắng vàng.

2. Dạng héo lá xanh

Bệnh thường xuất hiện ở 1-2 tuần sau khi cấy; lá bệnh có màu xanh xám, cuốn tròn dọc theo gân lá. Ở lúa cấy có cắt lá, bên dưới mặt cắt có đốm úng nước. Nối tiếp, sẽ đổi sang màu xanh xám, toàn lá kể cả bẹ sẽ bị cuốn, héo. Làm cho cây lúa sinh trưởng thấp, lúa bị lùn và có màu xanh hơi vàng.

3. Dạng vàng lá lúa

Bệnh thường thấy trên các cây lúa đã lớn, trong khi các lá già bên dưới có màu xanh bình thường. Các lá non bị vàng nhạt hay có các sọc to màu vàng hay xanh vàng trên phiến lá. Trong các lá vàng này không tìm thấy vi khuẩn. Tuy nhiên ở các đốt và lóng ngay bên dưới lá bệnh sẽ chứa nhiều vi khuẩn. Điều này làm cho quá trình trao đổi chất dinh dưỡng bị hạn chế; khả năng quang hợp thấp. Dẫn đến, lá bị vàng và có thể xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhiễm 20-30 ngày.

Triệu chứng bệnh bạc lá trên lúa
Triệu chứng bệnh bạc lá trên lúa

Đây cũng chính là 3 triệu chứng thường xuất hiện ở bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn gây ra. Vậy để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh bạc lá hại lúa như thế nào. Hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!

Cách phòng trừ bệnh bạc lá ở lúa

Để khắc phục tình trạng bệnh bạc lá lúa, ngoài các biện pháp canh tác đại trà, cần tập trung vào một số điểm lưu ý như sau:

1. Dùng giống kháng bệnh

  • Dùng giống có gen kháng hoặc ít nhiễm bệnh bạc lá lúa để đưa vào gieo cấy. ( theo Viện nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm thì giống lúa Bắc Thơm số 7 và TBR 225 có khả năng kháng bệnh bạc lá lúa).
  • Hạn chế tối đa gieo trồng các giống lúa dễ bệnh ở vụ Hè Thù – Mùa.

2. Bố trí thời vụ

Tùy theo điều kiện của từng vùng để bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý để giai đoạn lúa – đòng trổ – chín vào thời gian ít bị ảnh hưởng của mưa bão. Vì đây là giai đoạn mưa nhiều, nóng ẩm, nhiệt độ cao. Dễ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng lúa

3. Biện pháp canh tác

  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI): cấy mạ non, cấy thưa, cấy 1-2 dảnh, điều tiết nước hợp lý, làm cỏ sục bùn và tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Thực tế cho thấy, SRI là phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường sinh thái; giảm chi phí đầu vào (giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới). Góp phần tăng năng suất, hiệu quả kinh tế so với phương pháp sản xuất lúa truyền thống.
  • Ứng dụng mô hình canh tác lúa theo cách “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”. Đồng thời, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
  • Những vùng hay bị bệnh hoặc các vùng gieo trồng giống hay nhiễm bạc lá thì ưu tiên bón tăng lân và phân kali. Ở cuối vụ, bà con cần giảm bón đạm, bón tăng lân và kali cho cây cứng, lá dầy đỡ bị bệnh bạc lá cuối vụ. Bón lót sâu, bón thúc đẻ nhánh sớm ngay sau cấy 7-10 ngày.
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi bệnh sớm. Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh cần giữ nước ruộng 3 – 5 cm. Sau đó, dừng bón tất cả các loại phân hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

4. Sử dụng thuốc trừ bệnh

  • Khi bệnh mới xuất hiện, nên sử dụng các thuốc chứa các hoạt chất Bismerthiazol, Copper hydroxide, Oxolinic acid, Thiodiaxole zinc, Thiodiazole copper,… để phun. Theo chỉ định và hướng dẫn trên bao bì.
  • Giai đoạn lúa đòng – trổ – chín theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết tiến hành phun trước và sau mưa. Đồng thời, ứng dụng nguyên tắc 4 đúng trong qua trình trừ bệnh bạc lá lúa. Góp phần phòng ngừa hạn chế sự lây lan của bệnh.

>> Xem thêm: Phun thuốc bằng máy bay xịt thuốc trừ sâu hiệu quả

Giải pháp phun thuốc trừ bệnh bạc lá lúa bằng máy bay không người lái

Bệnh bạc lá lúa là căn bệnh nan y của cây lúa từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương thuốc hữu hiệu nào để phòng trừ. Bị thiệt hại nặng nề nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng vào vụ mùa và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vào vụ Hè Thu. Máy bay phun thuốc không người lái là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp xử lý bệnh nhanh chóng, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Máy bay phun thuốc điều khiển từ xa (gọi là drone nông nghiệp) giúp xịt thuốc nhanh dao động từ 7-10 phút; tiết kiệm chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước; phun đồng đều, chính xác. Đặc biệt, không giẫm đạp lên lúa, nâng cao năng suất và an toàn cho sức khỏe người nông dân.

Xem thêm video tại đây

Công ty cổ phần Bani Global là một trong những đơn vị phân phối các dòng sản phẩm máy bay xịt thuốc trừ sâu không người lái tại Việt Nam. Ở Baniglobal luôn cung cấp cho bà con những sản phẩm chất lượng; có nguồn gốc rõ ràng; có chính sách bảo hành đầy đủ. Đặc biệt là có nhiều chính sách ưu đãi và dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Để được tư vấn giải pháp máy bay phun thuốc trừ bệnh bạc lá lúa. Bạn vui lòng liên hệ Hotline 0898 318 866 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0898 31 88 66