vi Tiếng Việt

Máy bay xịt thuốc sâu diệt trừ rầy nâu cuối mùa vụ hiệu quả

  • Home
  • Blog
  • Máy bay xịt thuốc sâu diệt trừ rầy nâu cuối mùa vụ hiệu quả
Máy bay xịt thuốc sâu trị rầy nâu
21Th2

Máy bay xịt thuốc sâu diệt trừ rầy nâu cuối mùa vụ hiệu quả

Rầy nâutác nhân chính truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa. Đây là loại côn trùng nguy hiểm cho lúa ở giai đoạn lúa trổ. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng lúa, dẫn đến mất mùa và thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy,  để có giải pháp phòng trừ kịp thời và nhanh chóng. Cùng BANI GLOBAL tìm hiểu ngay rầy nâu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh và cách trị rầy nâu hiệu quả ở cuối vụ mùa bằng máy bay xịt thuốc sâu.

Rầy nâu là gì?

  • Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stah.
  • Tên tiếng anh: Brown backed rice plant hopper
  • Họ: Delphacidae
  • Bộ: Homoptera. Thuộc lớp côn trùng và bộ cánh giống
Rầy nâu hại lúa là gì?
Rầy nâu là gì?

Rầy nâu là đối tượng gây hại nghiệm trọng cho lúa; cũng là nhân tố gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa (VL – LXL). Rầy nâu hại lúa bằng cách chích hút nhựa lúa, lan truyền bệnh cho lúa. Do đó, ở giai đoạn lúa chín, cuống bông là nơi mềm, non. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho gây bệnh và truyền bệnh ở diện rộng. Dẫn đến, cây lúa bị thối, đổ, cháy và có nguy cơ mất mùa và thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, rầy nâu hại lúa ở giai đoạn sạ lúa và sắp thu hoạch. Nên bà con cần lưu ý, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh và có biện pháp điều trị bệnh triệt để.

Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái của rầy nâu hại lúa

1. Nhận biết triệu chứng gây rầy nâu hại lúa

Nơi có rầy nâu, bà con sẽ dễ dàng nhìn thấy rầy bám trên thân lúa ở sát mặt nước; chích hút dịch lúa để sống; hoàn thiện vòng đời. Nếu mật độ ít cây lúa sinh trưởng kém, lá biến màu xanh vàng. Khi mật độ rầy nhiều (trên 3000 con/m2) thì cây lúa bị chết và biến màu vàng rơm (lúa bị cháy rầy). Khi rầy chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Hơn thế, rầy nâu là bên thứ ba truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây thất thu hoàn toàn năng suất lúa

Là loại côn trùng gây bệnh sống quần tụ thành nhóm. Rầy nâu hại lúa không thích ánh sáng và chỉ thích nghi tốt ở ánh sáng đèn vào ban đêm. Rầy nâu hại lúa thường xuất hiện ở gốc lúa, nơi lúa mọc tốt và xanh. Dễ gây ra hiện tượng cháy rầy làm cho ruộng thành từng chòm ở diện rộng. 

2. Đặc điểm của rầy nâu hại lúa

Rầy nâu có 4 giai đoạn bao gồm đẻ trứng, rầy nâu non con gọi là rầy cám; rầy trưởng thành có màu xám nâu và có 2 dạng cánh ngắn cánh dài. Khi mật độ rầy nâu cánh ngắn xuất hiện nhiều là dự báo trước trường hợp cháy rầy. Trái lại, rầy cánh dài xuất hiện khi thời tiết bất thường và nguồn thức ăn không thích hợp.

Hình ảnh rầy nâu hại lúa
Hình ảnh rầy nâu hại lúa

Vòng đời của rầy nâu từ 28 đến 30 ngày. Từ đó cho thấy, tỷ lệ gây bệnh hại cho lúa sẽ dễ xuất hiện ở giai đoạn cuối mùa vụ. Nên BANI GLOBAL khuyến khích bà con phải theo dõi liên tục tình trạng lúa. Để có biện pháp hiệu quả và an toàn khi bệnh rầy nâu xuất hiện.

  • Trứng: 6-7 ngày
  • Ấu trùng: 12-13 ngày
  • Trưởng thành: 10-12 ngày

3. Tại sao rầy nâu hại lúa thường gây bệnh ở vụ Đông Xuân

Vụ Đông Xuân là mùa vụ mang lại giá trị kinh tế nhiều nhất ở khu vực ĐBSCL nói chung cả nước nói riêng. Do điều kiện thời tiết vụ lúa Xuân rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc và phát triển cây lúa. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thích hợp để sinh trưởng và gây bệnh rầy nâu cho lúa. Vì thế, mật độ rầy nâu ở giai đoạn này thường tăng nhanh và cháy rày nhiều ở vụ Đông Xuân. Rầy nâu hại lúa trong suốt quá trình sinh trưởng của lúa; nhưng giai đoạn đỉnh điểm là từ giai đoạn lúa đứng cái đến trổ chín.

Nguyên nhân xuất hiện rầy nâu hại lúa

  • Sử dụng giống nhiễm rầy.
  • Trong quá trình sạ lúa, cấy lúa quá dày.
  • Gieo cấy lúa, lệnh quá nhiều mùa vụ chính hoặc gieo không tập trung.
  • Bón quá nhiều phân đạm.
  • Điều kiện thời tiết nóng, ẩm ướt, thiên địch trên đồng ruộng ít.
  • Phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá mức quy định.
  • Không thường xuyên vệ sinh ruộng

Hình ảnh rầu nâu hại lúa

3 Cách trị rầy nâu hại lúa an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

1. Biện pháp canh tác, kỹ thuật 

  • Nên sử dụng giống lúa kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy. Theo chuyên mục Khuyến nông (Nông nghiệp Việt Nam) khuyến khích bà con nên sử dụng các giống lúa như (giống OM 4900; giống OM 6162; giống PC10; giống ML 202).
  • Gieo sạ đồng loạt để né rầy,  Không sạ, cấy dày.
  •  Vệ sinh đồng ruộng, không để lúa chét
  • Sử dụng phân đạm hợp lý.
  • Căn bằng giữa sâu bệnh và thiên địch. Một số thiên địch của rầy nâu là bọ xít mù xanh, bọ rùa đỏ, nhện ăn mồi Lycosa, nấm tua và nhiều loại ong ký sinh trên trứng rầy.
  • Tạt dầu vào gốc lúa ở những ruộng lúa cao, khó phun xịt.

2. Biện pháp sinh học

  • Thả cá rô phi, cá mè khi lúa 4-5 tuần để diệt trừ rầy. Bên cạnh đó, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy (tùy theo trường hợp).
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học như nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng để tiêu diệt rầy nâu.

3. Biện pháp hóa học 

Phun thuốc khi trứng nở được 80% với mật độ > 50 con trên nhánh.

  • Giai đoạn đẻ nhánh – đòng: Dùng các loại thuốc nội hấp và thuốc ức chế sinh trưởng: Cytoc 250WP, Conphai 10WP, Actara 25WG, Asarasuper 250WDG, Wofara 300WG, Onera 300WG, Dantotsu 16 WSG, Chatot 600WG, Applaud 25SC, Aperlaur 100WP…
  • Giai đoạn đòng già – ngậm sữa, chắc xanh: Chỉ dùng các loại thuốc tiếp xúc có hoạt chất Fenobucarb (Bassa 50EC, Azora 350EC, Jetan 50EC, Bascide 50EC, Nibas 50ND…) và nhóm Chlorpyrifos Ethyl (Victory 585EC, Pyrifdaaic 500EC…).

Bà con phải phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng

  •  Phun ĐÚNG loại thuốc diệt rầy nâu: tùy thuộc vào giai đoạn của đồng và mức độ gây hại của rầy  mà sử dụng thuốc.
  •  Phun ĐÚNG thời điểm và tốt nhất nên phun thuốc vào chiều hoặc tối. Vì khi đó, rầy nâu bò lên thân cây lúa nên sẽ tiếp xúc với thuốc và bị tiêu diệt dễ dàng; 
  • Phun ĐÚNG liều lượng: Theo hướng dẫn trên bao bì sử dụng, bà nên lưu ý pha thuốc đúng liều lượng, không tự thêm hoặc bớt. Bên cạnh đó, cần theo dõi và phun lặp lại 2 lần; mỗi lần phun cách nhau từ 5-7 ngày. Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho mỗi lần phun.
  • Phun ĐÚNG cách: rầy nâu bám trên mặt nước, thân, bông lúa. Để đặc trị rầy non theo cách phun thuốc thủ công; bà con phải phun từng nhánh lúa/ha. Dẫn đến tình trạng rẫy lúa, tốn nhiều thời gian, chi phí thuê nhân công. Hơn thế, không kịp thời và nhanh chóng trị rầy làm lây lan. Ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất đáng kể. Thấu hiểu điều đó, BANI GLOBAL mang đến cách phun thuốc hiệu quả và tối ưu nhất là phun thuốc bằng máy bay xịt thuốc sâu. Hãy tìm hiểu tại sao máy bay xịt thuốc sâu lại là biện pháp tối ưu và toàn vẹn nhất.

>> Xem thêm: Top 6 sâu bệnh hại ở cây trồng thường gặp trong canh tác

Lưu ý:  

  • Không được tự ý pha thuốc, tránh trường hợp bệnh nghiêm trọng và lây lan ở diện rộng. Đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và ô nhiễm môi trường đất và nước. 
  • Không nên và tự ý phun thuốc trừ sâu, rầy trong vòng 30 ngày sau khi sạ. Bởi đây là khoảng thời gian thiên địch phát triển và sinh trưởng 
  • Sau phun 3 ngày đối với rầy lưng trắng, 1-2 ngày với rầy nâu cần kiểm tra ruộng; nếu mật độ rầy còn > 50 con/ nhánh phải phun lại.

Máy bay xịt thuốc sâu – Giải pháp trọn vẹn cho người làm nông

Cây lúa là cây trồng chủ lực của Việt Nam. Vì thế, việc quản lý sâu bệnh hại trên cây lúa luôn là một vấn đề ưu tiên. Rầy nâu hại lúa là loại bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tỷ lệ mất mùa rất cao. 

Vậy để tăng hiệu quả phòng trừ rầy nâu như thế nào là tối ưu nhất?

Để có giải pháp trọn vẹn vừa hiệu quả vừa an toàn; BANI GLOBAL là cầu nối giữa nông dân và sử dụng công nghệ máy bay xịt thuốc sâu vào quá trình canh tác lúa. Máy bay xịt thuốc sâu không người lái sử dụng công nghệ phun ly tâm với kích thước hạt siêu nhỏ; thẩm thấu nhanh ở từng nhánh lúa nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, phun đồng đều, không rãy lúa, chỉ với 6-10 phút /ha mà máy bay đã phun thuốc xong. Việc sử dụng máy bay để xịt thuốc sâu còn mang đến chất lượng, năng suất lúa tăng đáng kể trong những năm vừa qua. Đồng thời, tỷ lệ ngộ độc và dùng thuốc BVTV có xu hướng giảm mạnh; tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước cũng dần dần được cải thiện hơn nhờ máy bay xịt thuốc.

Công nghệ phun ly tâm của máy bay xịt thuốc sâu

>> Xem thêm: Chăm sóc cây ăn quả bằng máy bay xịt thuốc trừ sâu

Kết luận

Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp máy bay nông nghiệp trên thị trường. Việc tìm đúng địa chỉ uy tín là điều vô cùng quan trọng để khách hàng được hỗ trợ tốt nhất.

Công ty cổ phần BANI GLOBAL là đơn vị phân phối độc quyền của máy bay xịt thuốc sâu ở Việt Nam. Các sản phẩm của BANI GLOBAL luôn đảm bảo chính hãng; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; giấy tờ đầy đủ; bảo hành chính hãng; có chính sách hỗ trợ khách hàng trước và sau bán tốt; được khách hàng đánh giá cao. Để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm máy bay xịt thuốc sâu và giá máy bay phun thuốc mới nhất. Vui lòng liên hệ với Hotline để được hỗ trợ tận tình nhất.

>> Xem thêm: Top 3 công ty máy bay nông nghiệp uy tín tại Việt Nam

Đánh giá

5/5 - (1 bình chọn)

Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0898 31 88 66