vi Tiếng Việt

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa dứt điểm, hiệu quả nhất

  • Home
  • Blog
  • Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa dứt điểm, hiệu quả nhất
Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa
09Th6

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa dứt điểm, hiệu quả nhất

Việc quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hay kể cả cỏ dại trên vườn cây ăn trái hoặc ở hoa màu càng sớm càng tốt sẽ giúp quá trình sinh trưởng của cây luôn khỏe và phát triển nhanh. Bởi cỏ dại không gây hại trực tiếp cho cây nhưng nó có khả năng chống chịu cao, sinh trưởng mạnh. Điều này, ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và khả năng quang hợp của cây trồng. Bên cạnh đó, cỏ dại là nguyên nhân chính gây ra sâu, bệnh hại lúa và bất cứ cây trồng nào. Cỏ dại làm giảm năng suất và chất lượng thấp. Dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy, cần phải có biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả trong ruộng lúa dứt điểm từ ngay bây giờ.

Các loại cỏ dại thường gặp 

Để quản lý cỏ dại tốt. Bước đầu tiên trong công tác quản lý cỏ dại là phải hiểu rõ cỏ dại thường có những loại nào; đặc điểm của cỏ dại đó. Sau đây là 4 loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa, rau màu hoặc trên vườn cây ăn trái.

Các loại cỏ dại thường gặp trên lúa
Các loại cỏ dại thường gặp

1. Phân loại theo điều kiện sống

Môi trường sống là điều kiện tiên quyết để cỏ dại sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy cỏ dại thường sống ở điều kiện như cỏ chịu hạn, chịu phèn, ưa nước, chịu mặn, ưa ẩm ướt, thậm chi đất khô hạn.

>> Xem thêm: Làm gì khi phun thuốc diệt cỏ gặp mưa?

2. Phân loại theo quá trình sinh trưởng

  • Cỏ hàng niên: là các loại cỏ dại có vòng đời ngắn từ giai đoạn hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt. Thời gian sống kéo dài khoảng 1 năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng. Các loại cỏ dại thường gặp như cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, lồng vực,…
  • Cỏ lâu niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất; có bộ rễ chắc khỏe; khả năng sinh sản mạnh; sức chống chịu cao. Các loại cỏ dại lâu niên thường gặp cỏ cú, cỏ tranh, cỏ gấu….

3. Phân loại theo hình thái

  • Cỏ lá hẹp: còn gọi là cỏ một lá mầm. Đặc điểm lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Ví dụ như cỏ lông, cỏ ống, cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ cháo, cỏ chác, lác vuông, lác hến, cỏ năng…
  • Cỏ lá rộng: còn gọi là cỏ hai lá mầm. Đặc điểm lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài. Ví dụ như cỏ xà bông, cỏ đồng tiền, rau mương, rau mác, rau bợ, cỏ vẩy ốc,…

4. Phân loại theo đặc điểm hình dạng

  • Nhóm cỏ hòa bản: cỏ có bản lá hẹp, dài; gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột. Rễ thường là rễ chùm, ăn nông. Các loại cỏ hòa bản thường gặp là cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ gà, cỏ cú,…
  • Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác; lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc. Các loại cỏ chác lác như cỏ chác, cỏ lác rận u du, lác vuông, lác hến, cỏ năng,..
  • Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông; gân lá theo nhiều kiểu hình khác nhau. Các loại cỏ lá rộng như rau mương, rau bợ, rau mác, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền,…

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa dứt điểm, nhanh chóng

Các bước quản lý cỏ dại trên ruộng lúa nói chung, trên vườn cây ăn quả, cây công nghiệp nói riêng như sau:

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa
Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

1. Biện pháp canh tác

  • Chuẩn bị làm đất: sau khi thu hoạch, trong thời gian đất trống; chủ động bơm nước vào ruộng khô để nhử cỏ. Cho đến khi  lúa cỏ mọc lên cao 5-8 cm. Bà con nên tiến hành cày vùi lấp; sau đó bừa trục kỹ mới gieo sạ lúa.
  • Sử dụng giống: sử dụng giống sạch hạt cỏ, giống xác nhận hay giống nguyên chủng.
  • Quản lý nước: sau khi sạ cấy cho nước vào ruộng; duy trì mực nước ruộng theo các giai đoạn sinh trưởng của lúa có tác dụng ém cỏ rất tốt.
  • Thăm đồng và quan sát cỏ dại thường xuyên.
  • Nên áp dụng sạ hàng sẽ dễ dàng nhổ cỏ. Nhổ cỏ bằng tay vào lúc 15 và 30 ngày sau khi sạ;
  • Thường xuyên dọn cỏ ven bờ ruộng, kinh mương, cắt bông cỏ còn sót trên ruộng không để hạt cỏ rơi rụng.

>> Xem thêm: Diệt trừ các loại cỏ dại thường gặp ở lúa nhanh chóng, hiệu quả

2. Nguyên tắc 4 đúng khi quản lý cỏ dại

Sử dụng thuốc trừ cỏ dại trên lúa là biện pháp nhanh chóng trong quá trình quản lý cỏ dại trên ruộng lúa. Để đạt hiệu cao, tiêu diệt cỏ dại dứt điểm thì phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng khi quản lý cỏ dại.

  • Đúng thời điểm: thuốc tiền nảy mầm tác động diệt cỏ khi hạt cỏ chưa hoặc đang nảy mầm. Thời điểm phun thuốc khi làm đất hoặc sau khi gieo sạ 1- 4 ngày. Thuốc hậu nảy mầm tác động khi hạt cỏ đã mọc thành cây, thường dùng sau khi gieo cấy lúa từ 10-20 ngày. Bên cạnh đó, cần phải quan sát và theo dõi tình hình giữa cỏ và lúa.
  • Dùng đúng thuốc: cỏ dại trên mỗi ruộng lúa thường không giống nhau nên phải biết được các loại cỏ dại thường gặp. Để chọn loại thuốc phun xịt phù hợp và hiệu quả. Nhằm giảm bớt chi phí thuốc trừ sâu, chí phí thuê nhân công. 
Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa 1
Nguyên tắc 4 đúng khi quản lý cỏ dại
  • Đúng tỷ lệ: để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình quả lý cỏ dại trên ruộng lúa. Bà con nên phun thuốc đúng liều lượng đã ghi trên bao bì, nhãn thuốc. Bởi khi sử dụng ở nồng độ quá cao hoặc phun chồng lối; một số thuốc trừ cỏ có thể gây ngộ độc cho lúa làm lúa bị cháy lá, lùn, còi cọc hoặc chết. Nhưng nếu dùng ở liều lượng thấp cỏ có thể không chết; hiệu quả trừ cỏ thấp.
  • Dùng thuốc cỏ lúa đúng cách: mỗi loại thuốc trừ cỏ đều có đặc tính khác nhau như lưu dẫn qua lá hoặc hấp thụ qua rễ. Cần chú ý phải chuẩn bị mặt ruộng bằng phẳng, quản lý nước trước và sau khi phun rải thuốc cỏ. Đây là 2 yếu tố hết sức quan trọng để quản lý cỏ dại và diệt trừ dứt điểm. Không nên phun thuốc cỏ khi trời nắng nóng, đang có gió to hay sắp mưa. 

Một số loại thuốc đặc trị cỏ dại trên ruộng lúa

+ Thuốc tiền nảy mầm: cần phun sớm (1 – 3NSS); khi áp dụng yêu cầu mặt ruộng phải cạn nước như thuốc Sofit 300EC, Ronstar 25EC, Meko 60EC,…

+ Thuốc hậu nảy mầm sớm: thời gian phun từ 6 – 15 NSS. Một số thuốc trong nhóm này có thể áp dụng trong điều kiện ngập nước từ 2 – 5cm, như Sirius 10WP, Facet 25SL, Clincher 200E, WhipS 7.5EC, Ally 5DF, Sunrice,..

>> Xem thêm: Các giai đoạn phun thuốc cho lúa mà nhà nông cần phải biết

Quản lý cỏ dại bằng máy bay phun thuốc

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ cỏ không người lái là giải pháp hiệu quả trong việc quản lý cỏ dại kịp thời; phòng trừ sâu bệnh hại; ngăn ngừa sâu bệnh lây lan trên diện rộng. Trên thị trường, các dòng máy bay phun thuốc được ưa chuộng nhiều nhất như EA BANI 21, EA BANI 20, PG40, VG40, pG100. 

Quản lý cỏ dại bằng máy bay phun thuốc
Quản lý cỏ dại bằng máy bay phun thuốc

Những lợi ích máy bay phun thuốc có thể kể đến bao gồm:

  • Tự động 100%, thao tác dễ dàng, dễ dàng vận hành
  • Thời gian phun nhanh (7-10 phút/ha), dập dịch kịp thời, nhanh chóng.
  • Bay trên mọi địa hình, kể cả đồi núi dốc
  • Hoạt động cả ban ngày và ban đêm
  • Công suất phun thuốc bằng máy bay gấp hơn 20 lần nhân công lao động thủ công, giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm
  • Phun được thuốc ở dạng nước và cả dạng bột
  • Không kén thuốc, không nghẹt, không bốc hơi
  • Tiết kiệm thời gian làm việc và chi phí.
  • Tiết kiệm gần 30% lượng thuốc BVTV
  • Tiết kiệm gần 90% lượng nước
  • Phun đồng đều, chính xác, không chồng lối, không giẫm đạp trong quá trình phun

Xem thêm video tại đây

Công ty cổ phần Bani Global tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ cỏ mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn giải pháp máy bay phun thuốc sâu, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0898 318 866 để được tư vấn trực tiếp

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0898 31 88 66