Tổng hợp các bệnh sầu riêng thường gặp & Cách phòng trừ mới nhất hiện nay
Sầu riêng là loại cây ăn quả có múi mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng và thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc cây sầu riêng, người trồng phải đối mặt với nhiều loại bệnh sầu riêng nguy hiểm. Trong bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người trồng biết thêm các loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng. Bên cạnh đó, máy bay xịt thuốc Bani Global bật mí 7 cách chăm sóc và phòng trừ bệnh đúng cách ở cây sầu riêng.
Nội Dung
1. 7 loại bệnh sầu riêng thường gặp nhất hiện nay
1.1. Bệnh nứt thân xì mủ
1.2. Bệnh thán thư
1.3. Bệnh cháy lá chết ngọn
1.4. Bệnh thối hoa
1.5. Bệnh đốm rong
1.6. Bệnh nấm hồng
1.7. Bệnh vàng lá, thối rễ
2. Máy bay phun thuốc không người lái trừ bệnh sầu riêng hiệu quả, nhanh chóng

7 loại bệnh sầu riêng thường gặp nhất hiện nay
1. Bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng chủ yếu do nấm Phytophthora palmivora gây bệnh.
- Các bộ phận dễ bị tấn công như rễ, thân, cành, lá, quả.
- Khi thời tiết diễn biến thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh nhiều nhất.
- Trên rễ: các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây sinh trưởng chậm. Dần dần lây lan ở các rễ lớn đến phần gốc cây; thân cây chảy nhựa; lá chuyển màu vàng và rụng lá.
- Trên thân, cành: những nơi xuất hiện bệnh xì mủ sẽ có màu khác so với những vùng vỏ khác. Cách đó 3 – 5 ngày, thân sẽ có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, thâm đen.
- Trên lá: quan sát trên lá sẽ thấy những đốm đỏ màu nâu như bị bọng nước. Khoảng 2 – 3 ngày, lá sẽ chuyển màu nâu và bào tử nấm lây sang lá kế cận; lá bị nhũn rồi khô dần và sẽ rụng sau vài ngày.
- Trên quả: xuất hiện một vài chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển và lan rộng thành màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối.
>> Xem thêm: Tổng hợp các loại sâu hại sầu riêng & cách phòng trừ
Cách phòng trừ hiệu quả bệnh nứt thân, xì mủ
- Thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa vườn sạch sẽ, thoáng mát. Khi phát hiện bệnh hãy thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh.
- Xây dựng hệ thống thoát nước, hạn chế động nước trên mặt liếp và xung quanh gốc.
- Tăng cường sử dụng các sản phẩm hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng; phân hữu cơ kết hợp vi sinh vật đối kháng như DTOGNfit, Trichoderma, Streptomyces nhằm diệt mầm bệnh Phytophthora và tăng sức đề kháng cho cây.
- Đầu mùa mưa, nên rải vôi xung quanh tán cây và quét lên thân cây khoảng 1m từ mặt đất lên.
- Khi thấy vết chảy nhựa xuất hiện dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ và gỗ bị thối nâu. Dùng các thuốc có hoạt chất như Fosetyl-aluminium, Mancozeb + Metalaxyl. Sau đó, dùng cọ bôi lên vết bệnh nhiều lần đến khi vết bệnh khô hẳn. Bà công nên lưu ý phun vào sáng sớm hoặc thời tiết mát mẻ.
- Khi rễ bị thối có thể dùng các thuốc có hoạt chất chứa Phosphorous acid, Mancozeb + Metalaxyl, tưới ướt toàn bộ vùng rễ.
>> Xem thêm: Phun thuốc trừ sâu vào thời điểm nào tốt nhất?
2. Bệnh thán thư trên cây sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Xuất hiện những đốm nhỏ có màu vàng, nâu hoặc đen trên lá, thân hoặc quả.
- Bệnh thán thư trên cây sầu riêng thường do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
- Vết bệnh từ mép lá hay chóp lá lan dần vào trong phần phiến lá có màu nâu đậm.
- Bệnh thường xuất hiện trên cây kém phát triển, nhất là trong mùa nắng hay sau khi thu hoạch.

Cách phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư
- Tạo vườn thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy những cành bị bệnh nặng.
- Cung cấp nước, phân bón đầy đủ cho cây.
- Khi bệnh vừa xuất hiện sử dụng các thuốc có hoạt chất: Pyraclostrobin, Propineb, Mancozeb, Metiram Complex, Azoxystrobin,,…
>> Xem thêm: Bệnh thán thư là gì? Giải pháp xử lý dứt điểm ở nhiều cây trồng
3. Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Phát triển mạnh vào mùa mưa và có khả năng lan truyền rất nhanh ở độ ẩm cao. Nên nhà vườn cần lưu ý mốc thời gian này.
- Trên lá sẽ dần xuất hiện những đóm màu nâu sũng nước, sau đó lan rộng dọc theo hai mép lá. Làm cho lá không phát triển chậm, co dúm lại cuối cùng lá khô và rụng. Trên cành non, các lá bệnh bị dính lại với nhau, sau đó cũng khô dần và chết.
Cách phòng trừ hiệu quả bệnh cháy lá, chết ngọn
- Thường xuyên vệ sinh vườn. Khi phát hiện bệnh phải tiến hành thu gom và tiêu hủy nhanh chóng.
- Theo dõi và quan sát bệnh hại, nhất là đầu mùa mưa, khí hậu thay đổi thất thường.
- Không trồng cây dầy đặc, không tưới nước quá nhiều. Dẫn đến tình trạng ngập úng và tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công.
- Khi mật độ bệnh cao, nên tham khảo các loại thuốc có chứa hoạt chất trị nấm Rhizoctonia sp. gây ra như Trichoderma,Validamycin, Pencycuron, Cyproconazole.
4. Bệnh thối hoa sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Bệnh thối hoa xảy ra khi hoa có dấu hiệu đổi màu từ xanh sang nâu đen. Những vết bệnh thường lõm xuống so với các hoa bình thường.
- Bệnh do nấm Fusarium sp. gây ra. Chúng tấn công ở lớp vỏ bao quanh hoa. Từ 3 – 5 ngày, vết bệnh lan dần và mở rộng xuống cánh hoa. Làm hoa sầu riêng rụng và thối. Dẫn đến tỉ lệ đậu quả rất thấp.

Cách phòng trừ hiệu quả bệnh thối hoa
- Theo dõi và quan sát bệnh hại, nhất là đầu mùa mưa, cuối mùa nắng.
- Thường xuyên cắt tỉa cành, loại bỏ những hoa không chất lượng. Tạo không gian thông thoáng cho vườn cây.
- Khi phát hiện bệnh thối hoa trên cây sầu riêng. Nhà vườn cần lập tức cắt tỉa, tiêu hủy hoa đã nhiễm bệnh nhanh chóng. Tránh tình trạng lây lan sang những cây trồng khác.
- Khi mật độ bệnh cao, nên sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất trị nấm Fusarium sp. gây ra như Metalaxyl, Mancozeb,…
5. Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Tác nhân chủ yếu của bệnh đốm rong là do tảo Cephaleuros virescenns gây ra.
- Bệnh thường xuất hiện ở các bộ phận trên lá, cành và thân.
- Trên lá xuất hiện những đốm tròn nhỏ khoảng 3-5mm, nhô trên bề mặt lá. Chúng có màu xanh xám, màu đỏ hoặc màu xám nâu.
- Đối với thân, cành thì bệnh đốm rong thường tấn công ở thân chính và cành già. Khi quan sát, chúng ta sẽ nhìn thấy những vết bệnh có hình tròn hoặc bầu dục màu xanh. Sau một khoảng thời gian, vết bệnh chuyển thành màu đỏ nâu. Nếu mật độ cao thì bệnh đốm rong sẽ lây lan sang các nhánh và quả.
Cách phòng trừ hiệu quả bệnh đốm rong
- Theo dõi và quan sát bệnh hại, nhất là lúc mưa nhiều, độ ẩm cao.
- Thường xuyên cắt tỉa cành, loại bỏ những lá, thân, cành không chất lượng. Tạo không gian thông thoáng cho vườn cây.
- Bón phân đầy đủ, cân bằng phân đa lượng, trung lượng, vi lượng.
- Phun thuốc định kỳ để giúp lá dày, xanh bóng, chắc khỏe.
- Sử dụng siêu đồng để tẩy rửa mảng bám rong rêu và diệt nấm khuẩn trên cành lá sau một vụ mùa thu hoạch.
- Tiến hành bón phân hữu cơ để cải thiện đất, giúp đất tơi xốp, đa dạng vi sinh vật có lợi trong đất.
- Khi mật độ bệnh cao, nên sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất trị tảo như Cuprous Oxide, Copper Hydroxide, Copper Oxychloride.
6. Bệnh nấm hồng trên sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Tác nhân chủ yếu của bệnh nấm hồng là do nấm Corticium salmonicolor gây ra.
- Thường xuất hiện ở cây lâu năm, nhiều cành.
- Trên vỏ cây sẽ xuất hiện những sợi nấm màu trắng đục. Sau đó, chuyển thành màu nhạt bao phủ vỏ cây. Thậm chí xuất hiện những vết thâm đen và thối. Dẫn đến tình trạng cây không thể hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng. Làm cho thân, cành khô và chết đi.

Cách phòng trừ hiệu quả bệnh nấm hồng
- Thường xuyên cắt tỉa cành, loại bỏ những thân, cành bệnh. Tạo không gian thông thoáng cho vườn cây.
- Bón phân đầy đủ, cân bằng phân đa lượng, trung lượng, vi lượng.
- Tiến hành bón phân hữu cơ để cải thiện đất
- Khi mật độ bệnh cao, nên sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất trị nấm như Validamycin, Zineb,…
7. Bệnh vàng lá, thối rễ trên cây sầu riêng
Đặc điểm bệnh sầu riêng
- Tác nhân chủ yếu của bệnh vàng lá, thối rễ là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra. Trong đó, nguy hiểm nhất là sự cộng tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng.
- Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt; phiến lá chuyển thành màu vàng cam và dễ rụng.
- Đối với rễ cây bị thối sẽ có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Từ đó, rễ mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng, dẫn đến cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen, cuối cùng là chết toàn cây.
Cách phòng trừ hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ
- Vệ sinh vườn, thu gom và tiêu hủy lá, rễ bị bệnh
- Rải vôi xung quanh tán cây
- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp nấm đối kháng Trichoderma.
- Xử lý thuốc trừ tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ quanh vùng rễ như: Comda 250EC, Sago Super 20EC, định kỳ 2 – 3 lần/năm.
>> Xem thêm: Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, nguyên nhân & cách phòng trừ
Máy bay phun thuốc không người lái trừ bệnh sầu riêng hiệu quả, nhanh chóng
Cây sầu riêng thân cao, nhiều cành rậm rạp và tàn dày. Điều này đã gây khó khăn trong quá trình phun thuốc trừ bệnh sầu riêng. Vì thế, máy bay phun thuốc không người lái trừ bệnh sầu riêng sẽ là giải pháp mang đến hiệu quả trong quá trình chăm sóc và trừ bệnh sầu riêng. Máy bay phun thuốc không những giúp cho nhà vườn không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, an toàn cho sức khỏe mà còn có chức năng 3 trong 1 vừa gieo hạt, rải phân và xịt thuốc. Bên cạnh đó, máy bay phun thuốc trừ bệnh sầu riêng được trang bị những tính năng thông minh cùng hệ thống phun thuốc hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho người nông dân trong khâu phun thuốc bảo vệ thực vật.
Công nghệ phun ly tâm kép thế hệ mới, hạt thuốc siêu nhỏ dạng sương mù; tỷ lệ thẩm thấu cao, giúp thuốc trừ sâu được bám đều trên các bộ phận của cây, hiệu lực phòng trừ sâu bệnh lên đến 100%. Đồng thời giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm thuốc trừ sâu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất và chất lượng quả. Bên cạnh đó, tốc độ phun nhanh chóng từ 7-10 phút/ha. Mặt khác, nhà vườn chủ động được thời gian phun thuốc nhờ khả năng phun vào ban đêm và bay trên mọi địa hình.

Để hiểu hơn về máy bay phun thuốc không người lái phòng ngừa bệnh sầu riêng. Nhà vườn vui lòng liên hệ máy bay xịt thuốc Bani Global với Hotline 0898 318 866 để được hỗ trợ tận tình.