vi Tiếng Việt

Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng sai quả theo tiêu chuẩn VietGAP

  • Home
  • Blog
  • Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng sai quả theo tiêu chuẩn VietGAP
Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
21Th7

Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng sai quả theo tiêu chuẩn VietGAP

Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng sai quả theo tiêu chuẩn VietGAP được nhiều nhà vườn quan tâm. Bởi tiêu chuẩn VietGAP đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ giá trị cũng như ý nghĩa của việc trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Vậy VietGAP là gì? Bí quyết canh tác sâu riêng hiệu quả cao theo quy trình và tiêu chuẩn VietGAP như thế nào. Cùng BANI GLOBAL tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

VietGAP là gì?

VietGAP là từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices. Đây là những quy định, nguyên tắc, thủ tục cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, xử lý, canh tác và thu hoạch. Để mang đến sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về thông tin sản phẩm cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, các sản phẩm được sản xuất và trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đều được đánh giá cao ở thị trường trong và ngoài nước.

Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
Tiêu chuẩn VietGAP là gì?

Kỹ thuật canh tác sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Lựa chọn nơi sản xuất theo quy trình VietGAP

1.1 Yêu cầu sinh thái

  • Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ phát triển tốt nhất ở 24 – 30 độ C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ dưới 13 độ C sẽ làm sầu riêng không phát triển, rụng lá và chết cây.
  • Yêu cầu về nước tưới và lượng mưa: Sầu riêng chịu được nồng độ mặn < 1‰. Lượng mưa từ 1.600 – 4.000 mm/năm nhưng tốt nhất là 2.000 mm/năm. Sầu riêng có thể chịu được độ ẩm cao và mưa nhiều, tuy nhiên thời tiết đó dễ phát sinh sâu, bệnh hại.
  • Yêu cầu về ánh sáng: Khi cây còn nhỏ, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp. Nên có sự che chắn để giảm 30 – 40% lượng ánh sáng trực tiếp. Khi cây lớn lên các cây tự che mát nhau, không cần che chắn. Điều này, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và quang hợp thuận lợi.
  • Yêu cầu về gió: Sầu riêng thích hợp với điều kiện gió nhẹ. Không nên trồng sầu riêng nơi có gió mạnh, bão và điều kiện khắc nghiệt.

1.2 Khu vực trồng

Cây sầu riêng thường trồng tại các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên. Bởi đây là một trong những vùng sản xuất có điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây sầu riêng phát triển tốt nhất.

>> Xem thêm: Kỹ thuật bón phân sầu riêng hiệu quả cao theo tiêu chuẩn VietGAP

1.3 Đất trồng

Sầu riêng trồng theo tiêu chí VietGAP có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng sầu riêng không bị mặn, có khả năng thoát nước tốt, hạn chế ngập úng. Bên cạnh đó, đất phải có tầng canh tác sâu, pH đất thích hợp từ 5.5 – 6.5.

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại sâu hại sầu riêng & cách phòng trừ

2. Thiết kế khu vực trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

2. 1 Thiết kế lô, liếp trồng

  • Đối với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Chọn nơi có nguồn nước ngầm, hoặc suối để dễ dàng tưới cây vào mùa khô. Những nơi trồng mới nên chuẩn bị trước khi trồng từ 2-4 tuần.
  • Đối với vùng ĐBSCL: Nên đào mương lên liếp để tăng độ dày tầng canh tác, chứa nước để tưới cây. Bên cạnh đó, nên trang bị bờ bao và cống bọng để dễ dàng thoát nước và cung cấp nước cho vườn khi vào mùa khô.

2.2 Trồng cây chắn gió

Những điều cần lưu ý khi trồng cây chắn gió tại vườn sầu riêng: tùy theo diện tích vườn sầu riêng mà chia nhỏ mật độ trồng cây chắn gió. Cây chắn gió phải có độ cao hợp lý, thân cao, khó đổ ngã. Ngoài ra, nhà vườn không nên trồng cây dừa, cao su, cà phê,… ở vườn sầu riêng. Bởi vì đây là những cây dễ gây hại và là vật ký chủ cho các loài sâu bệnh cho sầu riêng.

>> Xem thêm: Tổng hợp các bệnh sầu riêng thường gặp & Cách phòng trừ

2.3 Mật độ và khoảng cách trồng

  • Khu vực ĐBSCL: Khoảng cách trồng tốt nhất là 6x6m đến 8×8.
  • Khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Khoảng cách trồng tốt nhất là 10x10m.
  • Khi cây lớn, nhà vườn nên thường xuyên cắt tỉa cành, lá. Nhằm đảm bảo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng tốt cho sầu riêng.
Khoảng cách trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP
Khoảng cách trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

 

3. Lựa chọn giống trồng

Phải sử dụng giống trồng có nguồn gốc rõ ràng, được phép sản xuất như giống DONA (Monthong), giống Ri6, giống Cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa. Đây là những giống sầu riêng mang lại năng suất cao và cho ra nhiều quả chất lượng. Bên cạnh đó, trồng sầu riêng còn theo phương pháp nhân giống vô tính. Thường thì sẽ cấy ghép mắt hoặc cành cây. Nhà vườn sử dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm nhiều chi phí và rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, các giống cây trồng phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn ngành cây giống sầu riêng 10 TCN 477-2001.

4. Kỹ thuật trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

4.1 Chuẩn bị đất trồng

  • Tiến hành đắp mô trên liếp, mô đất có thể có kích thước mặt mô 0,7-0,8 m; đáy mô 1,0 – 1,2m, chiều cao mô ≥ 0,5m. Việc đắp mô theo định kỳ hằng năm. Cùng với đó, nhà vườn nên đắp mô theo tỷ lệ 1/4 phần phân chuồng ủ hoai + 3/4 phần đất màu mỡ.
  • Đất trồng phải được đánh rãnh xung quanh gốc. Tạo điều kiện thuận lợi để tưới tiêu và thoát nước vào mùa mưa. Công tác chuẩn bị mô để trồng cây cần thực hiện hoàn chỉnh trước khi trồng 15-20 ngày.
  • Trước khi trồng, nhà vườn nên đào hố trên mô đã đắp với kích thước 0,3×0,3×0,3m, trộn lớp đất vừa đào với 50-100g phân NPK (20-20-15 hoặc 15-15-15,..) kèm thuốc sát trùng theo khuyến cáo để bảo vệ bộ rễ tơ.
Kỹ thuật trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP
Kỹ thuật trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP

 

4.2 Cách trồng

  • Cắt bỏ đáy bầu đất, đặt cây vào hố trồng và lấp đất vừa ngang mặt bầu cây con.
  • Không nên lấp đất cao hơn mặt bầu, tránh trường hợp tổn thương cây con.
  • Cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã và trồng cây chắn gió cho cây con.

4.3 Thời vụ trồng

Tùy theo khu vực mà có thời vụ trồng khác nhau. Nên tiến hành trồng sầu riêng vào tháng 5 đến tháng 8 mùa mưa, để giảm chi phí tưới tiêu cho vườn cây.

>> Xem thêm: Máy bay xịt thuốc PG nâng cao năng suất trên cây sầu riêng

Máy bay nông nghiệp không người lái – Thiết bị canh tác sầu riêng sai quả theo tiêu chuẩn VietGAP

Máy bay nông nghiệp không người lái sẽ là giải pháp mang đến hiệu quả trong quá trình canh tác và trừ bệnh sầu riêng. Sầu riêng là cây trồng không chịu được hạn và cần cung cấp nước thường xuyên. Việc di chuyển nước để tưới tiêu và phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ cũng khá khó khăn. Mặt khác, việc trồng và chăm sóc sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP lại càng khó khăn và khép kín hơn.

Ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái
Ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái

Thấu hiểu được điều đó, máy bay nông nghiệp không người lái trang bị công nghệ phun ly tâm hiện đại, giúp phun chính xác, giảm lượng nước và thuốc BVTV. Thuốc được thấm đều vào từng mặt lá, dập dịch nhanh và hiệu quả. Hơn thế, không ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Nhằm tiết kiệm thời gian, nhân công so với phương pháp truyền thống. Đồng thời, tiết kiệm được 30% thuốc BVTV và gần 90% lượng nước. Đây là giải pháp cho nhà vườn trồng sầu riêng vào mùa khô. Có thể phun vào ban ngày hay ban đêm, trời mưa (không có gió) hay nắng gắt. Qua đó, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sầu riêng. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhà vườn.

 

Xem thêm video

Để hiểu thêm về thông tin máy bay nông nghiệp không người lái hoặc muốn trải nghiệm dịch vụ phun thuốc, sạ giống, rải phân bằng máy bay. Vui lòng liên hệ Hotline 0898 318 866 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá

5/5 - (1 bình chọn)

Shopping Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0898 31 88 66